Tổng Bí thư Tô Lâm chọn thăm 2 nước “cựu” Cộng Sản Mông Cổ và Cuba với mục đích gì?

Các hoạt động đối ngoại liên tiếp của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm sẽ quyết định sự thành công, cũng như ngày càng củng cố quyền lực của ông Tô Lâm trong nội bộ Đảng.

Theo giới quan sát, gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm liên tiếp thực hiện các chuyến công du ngoại quốc nhưng dường như ông ta không lo ngại về việc mất quyền lực. Điều đó đã cho thấy vị thế lãnh đạo cao nhất trong Đảng của ông Tô Lâm vẫn vững chắc.

Sau khi kết thúc chuyến công cán đến Mỹ và thăm chính thức Cuba, một đồng minh ở Tây Bán Cầu từ ngày 21 đến 27/9. Từ 30/9 đến 7/10 ông Tô Lâm đến thăm chính thức cấp nhà nước Mông Cổ, Ireland và Pháp, đồng thời tham dự Hội nghị cấp cao các nước nói Tiếng Pháp lần thứ 19.

Một câu hỏi đặt ra, tại sao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lại chọn thăm Mông Cổ và  Cuba vốn là 2 nước “cựu” Cộng sản với mục đích gì? Phải chăng ông Tô Lâm muốn chứng minh cho nội bộ lãnh đạo đảng, và người dân thấy sự chuyển đổi dân chủ đã khiến cho đất nước Mông Cổ thành công vượt bậc trong việc chuyển đổi chính trị?

Trước khi Liên Xô tan rã và hệ thống Xã hội Chủ nghĩa ở Đông Âu sụp đổ giai đoạn 1989 – 1990, cả Việt Nam, Mông Cổ, và Cuba đều là các quốc gia trong hệ thống Xã hội Chủ nghĩa do Liên Xô lãnh đạo. Cùng chung mục đích xây dựng Chủ nghĩa Xã hội dưới sự lãnh đạo toàn diện và độc tôn của Đảng Cộng sản.

Với nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung theo mô hình xô viết, với chế độ sở hữu nhà nước là hình thức duy nhất. Mô hình Cộng sản vừa kể đã khiến cho nền kinh tế kiệt quệ, người dân đói khát…, và đẩy tất cả các quốc gia trong hệ thống Xã hội Chủ Nghĩa đến bờ vực sụp đổ.

Khi đó, tất cả các quốc gia cựu Cộng sản ở Đông Âu và Mông cổ lập tức cải cách thế chế chính trị chuyển sang đa đảng và hầu hết đã thành công.

Ngược lại, theo gương Trung Quốc, năm 1986, Việt Nam cải cách chuyển đổi sang mô hình kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ nghĩa, nhưng vẫn duy trì chế độ độc đảng về chính trị.

Riêng Cuba vẫn kiên trì con đường Xã hội Chủ nghĩa từ đó cho đến nay, kết quả là nền kinh tế nước này đã kiệt quệ, dân chúng luôn ở trong tình trạng đói khát. Đó là lý do mỗi khi lãnh đạo Việt Nam đến thăm Cuba thường tặng hàng ngàn tấn gạo.

Theo thống kê của các tổ chức quốc tế, thu nhập bình quân đầu người của Mông Cổ năm 2023 ở mức 16.300 USD, cao gấp rưỡi Việt Nam và gấp đôi Cuba. Nhưng đáng chú ý, theo bảng đánh giá tình trạng tự do, dân chủ toàn cầu năm 2024, trong hơn 30 năm qua người Mông Cổ đã xây dựng được một xã hội tự do, dân chủ ở mức cao gần tương đương với nước Mỹ.

Trái ngược hẳn với thể chế độc tài ở Cuba và Việt Nam, dưới sức ép của dư luận đặc biệt vai trò của lực lượng sinh viên. Đảng Nhân Dân Cách Mạng Mông Cổ cầm quyền khi đó đã chấp nhận từ bỏ vai trò đảng chính trị hợp pháp duy nhất. Đồng thời từ bỏ đặc quyền sử dụng ngân sách nhà nước, và kiểm soát bộ máy chính phủ, quân đội cũng như công an.

Đổi tên đảng thành Đảng Nhân Dân Mông Cổ, để tiến hành công cuộc cải cách chính trị sâu rộng năm 1990. Sau đó trở thành một đảng chính trị bình thường trong một xã hội đa nguyên đa đảng, để cạnh tranh với các đảng chính trị khác.

Vậy mà sau cuộc tổng tuyển cử tự do, công bằng theo Hiến pháp mới, Đảng Nhân Dân Mông Cổ vẫn nắm quyền lãnh đạo đất nước với tỷ lệ ủng hộ ở mức 60% số phiếu bầu, và 86% tổng số ghế trong Quốc Hội, các đảng khác giữ vai trò đảng đối lập chiếm 40% số phiếu bầu.

Tổng Bí thư Tô Lâm được đánh giá là một con người thực dụng, không quan tâm đến các học thuyết giáo điều. Chắc chắn ông Tô Lâm, một nhân vật được đánh giá là có ý chí cải cách, thừa sức hiểu và quyết định lựa chọn giữa mô hình của Cuba hay Mông Cổ, để đưa Việt Nam theo hướng nào?

Chúng ta hãy chờ xem.

 

Trà My – Thoibao.de