Tại sao Tổng Bí thư Tô Lâm vẫn vững tin, để công khai chống Trung Quốc?

Gần đây, mối quan hệ Việt – Trung Quốc được đánh giá là rất xấu, kể từ khi ông Tô Lâm trở thành Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước. Trong khi đó, ông Tô Lâm ngày càng tỏ thái độ công khai chống Bắc Kinh, ủng hộ Hoa Kỳ và phương Tây, bất chấp áp lực từ các tướng lĩnh quân đội thân Trung Quốc.

Những điều vừa kể, chắc chắn sẽ khiến cho Trung Nam Hải không hài lòng. Điều đó đã thể hiện rất rõ trong thái độ của lực lượng hải cảnh của Trung Quốc, những ngày gần đây đối với ngư dân Việt Nam trên Biển Đông.

Ngày 29/9, lính Trung Quốc đã cho thuyền áp sát tàu cá Việt Nam, sau đó lên tàu và dùng gậy sắt tấn công các ngư dân, ở khu vực gần quần đảo Hoàng Sa, khiến 10 người thương. Đồng thời, họ đã cướp tất cả hải sản, công cụ đánh bắt của ngư dân, chỉ để lại một máy định vị để tàu cá có thể quay vào bờ.

Một bất ngờ lớn, ngày 2/10, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức họp báo, để phản đối Trung Quốc hành xử thô bạo đối với với ngư dân Việt Nam. Theo đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng đã lên tiếng phản đối, và chỉ đích danh lực lượng Trung Quốc đã “hành sử thô bạo”.

Theo bà Hằng, Việt Nam hết sức quan ngại, bất bình, và kiên quyết phản đối cách hành xử thô bạo của Trung Quốc, đối với ngư dân và tàu cá Việt Nam, đang hoạt động tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Đồng thời, bà cũng yêu cầu Trung Quốc khẩn trương điều tra, và thông báo kết quả cho Việt Nam, không để tái diễn các hành động tương tự.

Theo giới quan sát, đây là điều hết sức bất thường trong mối quan hệ Việt – Trung.

Đáng chú ý, trong một báo cáo mới nhất gửi Bộ Ngoại giao, Hội thủy sản Việt Nam đã liệt kê các vụ việc ngư dân Việt Nam từng bị phía Trung Quốc cướp phá, đánh đập gây thương tích. Trong đó, có vụ việc xảy ra đúng vào ngày 19/8, là ngày ông Tô Lâm đang ở thăm Trung Quốc và hội đàm với ông Tập Cận Bình.

Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm và giới lãnh đạo Việt Nam đã cho Tập Cận Bình và Bắc Kinh một vố đau.

Cụ thể, Việt Nam đã thống nhất và quyết định chủ trương, dự án Đường sắt cao tốc Bắc – Nam không phụ thuộc vào nước ngoài, tức là, sẽ không để Trung Quốc làm chủ đầu tư theo kế hoạch ban đầu, dưới thời cố Tổng Bí thư Trọng. Đây được cho là quyết định có chủ ý của Ban lãnh đạo Hà Nội, dưới sự chỉ huy của “nhạc trưởng” Tô Lâm.

Ngược dòng thời gian, ngày 18/7, đúng vào ngày Bộ Chính trị ra thông báo, phân công ông Tô Lâm tạm thay thế cương vị Tổng Bí thư của ông Trọng, thì cùng ngày, Bộ Ngoại giao Việt Nam bất ngờ tuyên bố, về việc Việt Nam nộp đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ngoài 200 hải lý, ở khu vực giữa Biển Đông, lên Liên Hợp Quốc.

Được biết, đây là một quyết định đã có từ 15 năm trước, nhưng đã bị Tổng Bí thư Trọng gác lại. Vậy mà, ngay sau khi Tổng Bí thư Trọng qua đời, ông Tô Lâm đã chỉ đạo Bộ Ngoại giao chính thức hóa quyết định này. Điều vừa kể đã khiến cho Bắc Kinh giận dữ, và họ lập tức cho máy bay quân sự không người lái quấy rối gần bờ biển Việt Nam.

Hiện nay, Bắc Kinh đang nỗ lực tìm mọi cách đẩy Việt Nam và Tổng Bí thư Tô Lâm vào thế “tứ bề thọ địch”. Việt Nam sẽ khó có lối thoát, nếu Bắc Kinh cố tình tạo các sự kiện “bất ổn” trên Biển Đông, nhằm châm ngòi cho một cuộc xung đột quy mô lớn giữa 2 bên.

Giới quan sát quốc tế đánh giá:

“Ông Tô Lâm tự tin khi thực hiện các chuyến công du dài ngày, mà không lo ngại về việc mất quyền lực trong nước, cho thấy, vị thế lãnh đạo của ông hiện khá vững chắc.”

Phải chăng, lực lượng tướng lĩnh quân đội dưới quyền kiểm soát của Đại tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang, cũng như các lãnh đạo thuộc phe công an, vẫn kiểm soát tốt tình hình?

 

Trà My – Thoibao.de